Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Cây lau sậy có khả năng xử lý nước thải bệnh viện

Tỉnh Bình Phước đang thử nghiệm mô hình xử lý nước thải y tế bằng cây lau sậy , đơn giản vì bộ rễ của cây có khả năng phân hủy chất hữu cơ, lọc chất vi sinh và hấp thụ kim loại nặng.

Khả năng kỳ diệu của cây lau sậy là phân hủy chất hữu cơ do tác động đồng thời của bộ rễ và các vi sinh vật tập trung quanh rễ cây lau sậy đã được người Đức phát hiện từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hình thức xử lý nước thải y tế tự nhiên này tiết kiệm chi phí rất nhiều, hiệu quả và đang được nhiều nước áp dụng .


Cây lau sậy phát triển khá tốt tại bệnh viện Nhân ái



Sau khi được UBND TPHCM và Sở Khoa học Công nghệ phê duyệt, năm 2012 dự án xử lý nước thải y tế bằng cây lau sậy của Sở Y tế đã được triển khai tại bệnh viện Nhân Ái đóng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đây là bệnh viện chuyên điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối.

Theo BS Nguyễn Thành Long, Giám đốc bệnh viện Nhân Ái: “Giống cây lau sậy có thân thấp và nhỏ nhưng bộ rễ phát triển rất mạnh nhập về từ Đức. Chuyên gia của nước bạn đã trực tiếp hướng dẫn thiết kế lắp đặt hệ thống cấp thoát nước và kỹ thuật trồng lau sậy trên các ô đất có chứa cát và vật liệu với diện tích 8.000m2.”

“Bước đầu cho thấy, loài cây này thích nghi khá tốt với khí hậu của Bình Phước. Nước thải bệnh viện được xả vào các ô đất để nuôi thân cây, qua kiểm tra cảm quan ban đầu ghi nhận nước thải khi bơm vào các ô đất trồng lau sậy có màu đen, mùi hôi, nhưng khi lọc qua bộ rễ của cây lau sậy nước trở nên trong suốt, không còn mùi. Về mặt cảm quan cho thấy, nước thải sau khi xử lý nước thải y tế qua bộ rễ của cây cho chất lượng rất tốt. Sắp tới, khi cây lau sậy đã phát triển ổn định chúng tôi sẽ lấy mẫu nước mang đi kiểm nghiệm nếu kết quả đạt tiêu chuẩn sẽ chính thức đưa cây lau sậy vào xử lý nước thải của bệnh viện.” BS Thành Long chia sẻ.

Được biết, dự án có tổng kinh phí đầu tư 5 tỷ đồng, Nhân Ái là bệnh viện đầu tiên trên cả nước thí điểm mô hình này. Việc xử lý nước thải y tế bằng cây lau sậy có giá đầu tư rẻ, đơn giản, không cần dùng đến hóa chất, không tốn điện,… Ngành y tế thành phố kỳ vọng nếu dự án thành công sẽ tiếp tục nhân rộng ra các bệnh viện, trung tâm cai nghiện hoặc ứng dụng để xử lý nước thải y tế tại khu dân cư. Tuy nhiên, mô hình này khó có thể ứng dụng tại bệnh viện thuộc khu vực nội thành vì hệ thống xử lý nước thải bằng cây lau sậy chiếm rất nhiều diện tích đất.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

NGUYÊN TẮC XẢ NƯỚC THẢI RA MÔI TRƯỜNG

Như chúng ta đã biết, nguồn nước thải có thể được coi là một công trình làm sạch sinh học trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên nguồn nước cũng chỉ có thể tải được một khối lượng chất bẩn nhất định phụ thuộc vào công suất chất lượng của nước nguồn, nước thải và các mối quan hệ vệ sinh sinh thái trong khu vực...


Căn cứ vào tính chất sử dụng nguồn nước, nguồn nước thường được chia thành 2 loại:
  • Nguồn loại 1: Bao gồm các nguồn nước dùng vào mục đích cấp nước sinh hoạt, ăn uống hoặc sản xuất trong các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm
  • Nguồn loại 2: báo gồm các nguồn nước để tắm giặt, bơi lội, thể thao, vui chơi, giải trí, phong cảnh du lịch...
Tiêu chuẩn ngành 20 TCVN - 51- 84 đã đưa ra nguyên tắc vệ sinh đối với việc xả nước thải vào sông hồ ( tham khảo thêm ).

 Ngoài các quy định trong tiêu chuẩn trên, đối với các ngành khác nhau còn có những quy định riêng cho các nguồn nước để nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước cho nông lâm nghiệp.

Ở Việt Nam, luật bảo vệ môi trường đã được quóc hội khóa IX kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 27/12/1993 . Trong bộ luật quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan pháp luật, các cơ quan chuyên môn và người dân trong việc kiểm soát ô nhiễm và xả các chất thải ra môi trường. Riêng đối với nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải tuân theo tiêu chuẩn ban hành trong quyết định số 229 QD/ TDC ngày 24/3/1995 củ bộ trưởng bộ KHCN và môi trường về việc ban hành tiệu chuẩn Việt Nam.
TCVN 5945/1995 quy định về nước thaỉ công nghiệp - tiêu chuẩn thải ( tham khảo thêm ) ; TCVN 5942/1995 quy định giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mặt; TCXD 33/85 quy định chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và sản xuất; TCVN 5944/1995 quy định giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

ĂN GÌ TRƯỚC KHI UỐNG RƯỢU ĐỂ KHÔNG SAY ?

Dưa chuột có chứa tới 95% là nước, vì thế bạn nên ăn một vài lát dưa chuột trước khi uống rượu để cơ thể không bị mất nước.
Dưa muối và các thực phẩm lên men
 
Ngày Tết: Ăn gì trước khi uống rượu để không say? - 1


Thực phẩm lên men giàu chất điện giải và nước muối giúp bạn ngăn chặn những cơn buồn nôn. Ảnh minh họa.

Dưa muối và các thực phẩm lên men là một trong những món ăn lành mạnh cho sức khỏe. Những thực phẩm này giàu chất điện giải và nước muối giúp bạn ngăn chặn những cơn buồn nôn. Vì thế bạn nên ăn những món ăn này trước khi uống rượu.
Hạnh nhân
Một trong những món ăn lành mạnh nhất và tốt nhất mà bạn nên ăn trước khi uống rượu hoặc bia đó là hạnh nhân. Với hàm lượng các dưỡng chất vitamin có trong hạnh nhân giúp cân lấp đầy dạ dày nên khi bạn uống rượu sẽ không bị say.
Măng tây
Măng tây chứa các axit amin rất tốt cho cơ thể. Những axit này giúp chuyển hóa rượu và bảo vệ các tế bào của gan không bị tổn thương chi uống rượu.
Dầu oliu
Một muỗng dầu oliu sẽ giúp ngăn chặn những cơn buồn nôn gây khó chịu. Dầu oliu giúp tạo thành một lớp dày bám vào trong ruột, bảo vệ dạ dày không bị cồn trong rượu gây tổn thương.
Sữa
 
Ngày Tết: Ăn gì trước khi uống rượu để không say? - 2

Sữa tạo thành một lớp bảo vệ ở dạ dày và làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào cơ thể. Ảnh minh họa 
 

Một cốc sữa hoặc một nửa cốc sữa tươi sẽ làm nên những điều tuyệt vời. Đó là bởi vì sữa tạo thành một lớp bảo vệ ở dạ dày và làm chậm quá trình hấp thụ rượu vào cơ thể.
Trái cây
Trái cây rất giàu vitamin và các khoáng chất cũng như hàm lượng kali cao giúp duy trì và cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Trái cây cũng là một trong những biện pháp ngăn chặn những cơn buồn nôn hiệu quả.
Nước ép rau xanh
Rượu khử  nước và các chất điện giải cũng như các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Việc bổ sung một cốc nước ép rau xanh sẽ cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất cần thiết tăng cường cho cơ thể không bị mất nước khi uống rượu. Vì thế bạn nên uống một cốc nước ép rau xanh trước khi uống rượu. Một số nước ép rau xanh có lợi như rau chân vịt, cải xoăn, cần tây và dưa chuột. Ngoài ra bạn có thể uống nước ép táo, chanh hoặc nước gừng.
Nước
 
Ngày Tết: Ăn gì trước khi uống rượu để không say? - 3
Rượu làm cơ thể bị mất nước gây ra nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu khi uống rượu. Vì thế bạn nên uống nước để bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Điều này nghe có vẻ khá vô lý. Tuy nhiên, rượu làm cơ thể bị mất nước - một trong những nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đau đầu khi uống rượu. Vì thế bạn nên uống nước để bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể.
Dưa chuột

Dưa chuột có chứa tới 95% là nước, vì thế bạn nên ăn một vài lát dưa chuột trước khi uống rượu để cơ thể không bị mất nước. Dưa chuột không chỉ cung cấp nước cho cơ thể mà còn giúp loại bỏ những độc tố ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, dưa chuột còn chứa một lượng nhỏ các chất như đường, vitamin B và các chất điện giải giúp ngăn chặn cường độ những cơn đau đầu sau khi uống rượu. Ngoài dưa chuột, dưa hấu cũng là một sự lựa chọn thông minh.
Theo nguồn: baomoi.com

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

" CHÀO " TẾT VỚI GÀ BƠM NƯỚC, MĂNG TẨM HÓA CHẤT, NẤM THỐI, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Gà bơm nước để ăn gian trọng lượng giữa chợ Hà Nội
Gà bơm nước, măng tẩm hóa chất, nầm thối, thực phẩm chức năng giả ‘chào’ Tết - Ảnh 1
Ngày 27/12, Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) cùng Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (gia cầm sạch) tại chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phát hiện nhiều vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thời điểm kiểm tra, nhà chức trách bắt quả tang nhân viên cơ sở bán gia cầm này đang bơm dung dịch chất lỏng vào gà đã qua sơ chế.
Làm việc với cơ quan chức năng, anh Hoàng Văn Điện - nhân viên cửa hàng cho biết mỗi ngày bơm nước cho 20 -30 con gà để chống hao hụt trong quá trình bảo quản và bán có lãi. Nhân viên này khai nước bơm vào gà lấy ở trong chợ, không rõ có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không. Mục đích của việc bơm nước là để gia cầm sau sơ chế trông đẹp, nặng cân hơn.
Chủ cơ sở kinh doanh "gà sạch" này cho biết, mỗi ngày cửa hàng tiêu thụ vài chục con gà bơm nước. Số gà trên chủ yếu được mua gom ở chợ gia cầm Hà Vĩ (huyện Thường Tín). Sau khi nhập về, những con gà gầy, gà xấu sẽ được nhân viên "tân trang".
Gà được "làm đẹp" sau đó được đóng dấu giả của Chi cục thú y hòng qua mặt người tiêu dùng. Chủ cơ sở cho hay dấu kiểm dịch thú y giả mua của một người bán rong. Hành vi lừa gạt người tiêu dùng diễn ra ngay tại khu chợ lớn nhất, nhì ở Hà Nội mà Ban quản lý chợ cũng như chính quyền địa phương không hề hay biết.
Bên trong cơ sở này, đoàn liên ngành còn phát hiện một số lượng lớn gà, vịt đông lạnh bốc mùi. Tất cả số gia cầm này không có hóa đơn chứng từ, không có giấy kiểm dịch, số lượng 514 kg.
Gia cầm không rõ nguồn gốc sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu, tiêu hủy theo quy định.
Phát hiện 43 tấn măng ngâm hóa chất độc
Gà bơm nước, măng tẩm hóa chất, nầm thối, thực phẩm chức năng giả ‘chào’ Tết - Ảnh 2
Chiều 15/1, Phòng 6 Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm và Môi trường (C49B-Bộ Công an) cùng lực lượng Quản lý thị trường 4A, các ban ngành, địa phương phối hợp bất ngờ kiểm tra 3 căn nhà không số của các chủ hộ gồm: ông Ngô Xuân Thái, bà Ngô Thị Đăng và ông Lê Văn Lâm( thuộc khu phố 7, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP HCM); bắt quả tang việc kinh doanh, sản xuất và chế biến măng ngâm tẩm hóa chất, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm(ATVSTP).
Toàn bộ số măng tươi được sản xuất, chế biến theo công thức rất nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng gồm: măng + hóa chất + nước, ngâm trong vòng 12 giờ, sau đó có thể lưu giữ măng tươi được suốt 2 năm theo lời chủ cơ sở khai nhận. Ghi nhận tại hiện trường, có hàng chục thùng phi nhựa lớn, nhỏ được chứa măng ngâm nước và hóa chất. Đặc biệt, tại cơ sở của hộ ông Lê Văn Lâm, măng được lèn đầy trong các thùng phi nhựa, hoàn toàn để ngoài trời, trên nền đất vườn bụi bậm. Chủ hộ này còn kết hợp chăn nuôi tại khu vườn rất nhiều gia cầm, không khí ẩm thấp và ô nhiễm. Cả 3 hộ trên không trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan tới hồ sơ qui định của cơ quan chức năng về giấy chứng nhận ATVSTP, hay thẩm định cơ sở SX thực phẩm. Nhân viên của 3 hộ này cũng không được tập huấn về ATVSTP.
Các chủ cơ sở khai nhận mua hóa chất trên tại chợ Kim Biên TP HCM với giá 26.000 đ/kg với tác dụng để giữ măng được tươi lâu, trắng, giòn và không bị mất mùi, màu sắc tự nhiên. Khi lực lượng kiểm tra thử lấy ngón tay miết vào hóa chất trắng trên đã có cảm giác ngay tức thì là nóng và rát cho thấy đây là chất tẩy cực độc.Tổng số măng phát hiện tại 3 cơ sở trên là 43.720 kg măng( tức trên 43 tấn), cùng với số lượng hóa chất thu giữ được là 15 kg. Điều đáng chú ý là hóa chất này được đựng trong bao bì có in hình bên ngoài đầu lâu xương chéo, nhưng phần “nhãn phụ sản phẩm” mới là điều khiến đoàn kiểm tra chú ý, tại mục Biện pháp phòng ngừa, ghi: yêu cầu hỗ trợ y tế khi nuốt phải. Sản phẩm Có hạn sử dụng : 2 năm. Nguồn gốc xuất xứ: Trung Quốc.
Bà Ngô Thị Đăng khai nhận về qui trình ngâm, tẩm măng như sau: Măng được thu gom tại Lâm Đồng về, sau đó cắt hết các phần già đi, rửa nước và cắt ngắn cho vừa rồi ngâm trong dung dịch hóa chất trên theo tỉ lệ: 200 lít nước cộng 1 muỗng cà phê hóa chất, dùng ngâm được 2 bao (khoảng 100- 140 kg) trong vòng 12 giờ. Sau đó có thể vô tư giữ từ 1-2 năm để bán dần. Thậm chí măng đã có màu đen kịt ngâm vào hóa chất này cũng sẽ trở nên trắng nõn. Các chủ cơ sở khai nhận, cung cấp măng trên cho rất nhiều chủ hàng tại các chợ trên địa bàn thành phố. Thậm chí các cơ sở Nhà hàng, quán ăn kinh doanh món lẩu dê, thịt cầy...có dùng tới lượng măng nhiều trong chế biến món ăn đều là khách hàng của các cơ sở này.
Trước hết, đoàn kiểm tra đã yêu cầu cơ quan ban ngành địa phương cùng phối hợp giám sát, yêu cầu các hộ trên ngưng kinh doanh, sản xuất măng nguy hại trên, thực hiện niêm phong số hóa chất, lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm để làm cơ sở xử lý.
Nầm lợn thối 'vây' bữa ăn dịp cận Tết
Gà bơm nước, măng tẩm hóa chất, nầm thối, thực phẩm chức năng giả ‘chào’ Tết - Ảnh 3
Khoảng 9h ngày 30/1, tổ công tác của Đội 2 - Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49 Công an Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Công an phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội) phát hiện vụ việc trên vào khoảng 9h10 ngày 30/1 tại địa bàn phường Long Biên. Theo đó, vào khoảng thời gian trên, lực lượng công an phát hiện một phụ nữ đi xe máy chở một thùng xốp đằng sau có biểu hiện nghi vấn, nên đã dừng phương tiện để kiểm tra.
Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trong thùng xốp có 80kg nầm lợn. Chủ xe đã không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng hóa nói trên khi cơ quan công an yêu cầu. Chủ xe nhanh chóng được làm rõ là Vũ Thị Bằng (SN 1974, trú tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội). Tiếp tục kiểm tra tại ki ốt Vũ Thị Bằng đang thuê ở địa chỉ tổ 14 phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội), tổ công tác đã thu giữ thêm 6 thùng xốp đựng nầm lợn.
Thông tin ban đầu cho thấy, số nầm lợn được phát hiện là 510 kg, một số đã bốc mùi hôi thối và không có hóa đơn chứng từ. Chủ số hàng nói trên được làm rõ là Vũ Duy Bằng (SN 1981, tạm trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội). Vũ Duy Bằng khai nhận với cơ quan công an mua số nầm lợn trên từ Trung Quốc, rồi vận chuyển từ Lạng Sơn về Hà Nội. Về đến Hà Nội, người này thuê ki ốt để chứa hàng. Theo lời khai của Bằng, số hàng này sẽ được tiêu thụ tại một số chợ ở Hà Nội.
Bắt giữ hàng chục tấn thực phẩm chức năng giả các thương hiệu nổi tiếng
Gà bơm nước, măng tẩm hóa chất, nầm thối, thực phẩm chức năng giả ‘chào’ Tết - Ảnh 4
Thông tin từ Phòng Cảnh sát môi trường (Công an TP Hà Nội), đơn vị vừa phối hợp Phòng CSĐT tội phạm về Trật tự quản lí kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội kiểm tra, phát hiện và bắt giữ khoảng 15 tấn thực phẩm chức năng giả.
Khoảng 11h ngày 24/1, Đội 4 - Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp Đội 8 - Phòng CSĐT tội phạm về Trật tự quản lí kinh tế và chức vụ (Công an TP Hà Nội) đã tiến hành kiểm tra chiếc xe ô tô Santafe BKS 29A – 768.38 trên phố Trần Khát Chân, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội có biểu hiện nghi vấn.
Quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trên xe đang chở 170 hộp sữa ong chúa làm giả nhãn hiệu Costa/Royal Jelly 1450.
Tài xế Nguyễn Tuấn Linh (SN 1984), trú tại Khối 12, phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An khai nhận hiện đang làm thuê và vận chuyển hàng cho Hoàng Thị Hồng Liên (SN 1982), trú tại Thị trấn Hưng Nguyên (Nghệ An), khi đang trên đường giao số hàng trên cho một đối tượng trên phố Trần Khát Chân thì bị bắt giữ.
Mở rộng điều ra, lực lượng chức năng tiếp tục khám xét khẩn cấp 5 kho hàng của đối tượng Liên tại chợ đầu mối Lim, Tiên Du, Bắc Ninh gồm Kho 24, 25, 45, 46, 47. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ gồm 505 thùng các tông và 14 bao tải thực phẩm chức năng giả các loại, tem nhãn, vỏ lọ..., 6 máy sản xuất, đóng gói thực phẩm chức năng. Tổng cộng, số thực phẩm chức năng giả mà cơ quan công an thu giữ khoảng hơn 15 tấn gồm sữa ong chúa, nhau thai cừu, tảo Nhật…
Thủ kho hàng là Nguyễn Công Việt (SN 1986), trú tại Thị trấn Lim, Bắc Ninh cũng khai nhận đang làm thuê cho Hoàng Thị Hồng Liên.
Hiện Hoàng Thị Hồng Liên cùng các đối tượng đã bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra. Bước đầu, các đối tượng khai nhận đã nhập khẩu các viên nang sữa ong chúa, tảo biển, Gulucosamin,... từ Trung Quốc, sau đó in tem giả của các nước Úc, Mỹ, Nhật.. rồi tự đóng gói theo đơn đặt hàng của các cửa hàng thuốc.
Trước đó, trưa ngày 2/8/2013, Phòng Cảnh sát môi trường, Công an Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1, Công an Hà Nội đã tiến hành kiểm tra phát hiện và bắt giữ đối tượng Hoàng Nghĩa Dũng (em trai của Liên, SN 1983), quê ở xã Hưng Chính, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An).
Thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra kho hàng của Dũng tại địa chỉ 166B, cụm 13 Thái Hà, Đống Đa (Hà Nội), đối tượng vẫn đang ung dung đóng gói thực phẩm chức năng giả.
Tại đây, cơ quan Công an đã phát hiện gần 100 thùng thực phẩm với các loại hộp đã đóng sẵn như sữa ong chúa, tỏi đen, vây cá mập… đều được gắn mác xuất xứ từ thị trường Úc, Mỹ… Đối tượng Dũng đã không xuất trình được giấy tờ cũng như nguồn gốc của sản phẩm và thừa nhận đó là thực phẩm chức năng giả. Số hàng trên Dũng mua lại của một người Việt Nam trên cửa khẩu Lạng Sơn và hàng đều do người nước ngoài sản xuất.
Cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.
Theo nguồn: nguoiduatin.vn

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

XẺ THỊT HEO BỆNH ĐƯA VÀO TP HCM TIÊU THỤ

Để kiếm lợi, bà Ngọc đã mua heo bệnh, heo chết mang về xẻ thịt rồi tiến hành đưa vào Bình Dương, TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.
Xẻ[-]thịt[-]heo[-]nhiễm[-]bệnh[-]mang[-]vào[-]TP[-]HCM[-]tiêu[-]thụ
Ảnh minh họa

Khoảng 19h ngày 25/01, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã kiểm tra lò mổ heo của gia đình bà Trần Thị Tuyết Ngọc (ngụ ấp Đông Kim, Gia Kiệm, Thống Nhất). Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 4 người đang xẻ thịt 5 con heo trên nền bẩn và hơn 300kg thịt heo đã ngả màu, bốc mùi hôi thối được chất trong các thùng đá.

Làm việc với cơ quan chức năng, bà Ngọc không xuất trình được giấy phép hoạt động cũng như nguồn gốc, kiểm dịch động vật. Bà Ngọc cũng khai nhận, toàn bộ số lượng heo trên là heo nhiễm bệnh, heo chết được bà mua của các hộ chăn nuôi trong địa bàn. Số heo này được mang về xẻ thịt rồi chuyển cho các thương lái mang vào Bình Dương, TP Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Được biết, việc kinh doanh và giết mổ heo bệnh, heo chết tại cơ sở bà Ngọc diễn ra gần 5 tháng nay.

Tại một diễn biến khác, vào khoảng 8h30 cùng ngày, Đội cảnh sát tội phạm kinh tế và chức vụ công an huyện Thống Nhất đã kiểm tra lò mổ heo do anh Hoàng Văn Phương (ngụ ấp Phúc Nhạc, Gia Tân 3, Thống Nhất) làm chủ. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 150 kg thịt heo đã được xẻ thịt nhưng không có giấy chứng nhận nguồn gốc nên đã lập biên bản xử lý.

Hiện, cả hai vụ việc đã bị Đội cảnh sát tội phạm kinh tế và chức vụ công an huyện Thống Nhất lập biên bản, xử phạt hành chính. Số lượng thịt heo nói trên cũng được đơn vị này bàn giao cho cơ quan thú y huyện Thống Nhất tiêu hủy.
Theo nguồn;moitruong.com.vn

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

NHẬN BIẾT HẢI SẢN ƯỚP URE ĐƠN GIẢN

Hải sản bị ướp urê là một trong những "chiêu độc" để bảo quản hải sản. Đây là vấn đề đáng báo động và "táng tận lương tâm" trước sức khỏe của người tiêu dùng. Để nhận biệt hải sản ướp urê, người tiêu dùng nên biết những điều dưới đây.

Hải sản ngâm urê: Có thể gây tử vong nếu ăn phải
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), urê là phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Giá thành rất rẻ nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối. Hải sản chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng khi bị tẩm ướp urê, chất tẩy javel thì không còn nguyên chất nữa và có thể gây ngộ độc cho người dùng.
Khi sử dụng đạm urê tẩm ướp, bảo quản hải sản, đạm urê sẽ ngấm trực tiếp vào cá. Sau đó, dù có được rửa đi rửa lại bao nhiêu lần vẫn không loại bỏ được hết các dẫn xuất độc hại của urê đã ngấm sâu vào thực phẩm. Trong cơ thể người, nếu lượng urê quá mức có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh... Ngoài ra, urê có thể chứa các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng gây ngộ độc. Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong.
Cách đơn giản để phát hiện hải sản ướp urê - Ảnh 1

Người sử dụng có thể bị ngộ độc cấp tính nếu ăn phải hải sản ngâm urê như cá, mực… có dư lượng urê cao. (Ảnh minh họa)

Đồng quan điểm, bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, urê hòa tan trong nước sẽ làm tăng độ lạnh, giữ cho hải sản được bắt mắt, tươi lâu hơn. Song urê và chất tẩy javel không nằm trong danh mục hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm. Việc lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người ăn.
Theo các tài liệu nghiên cứu, người sử dụng có thể bị ngộ độc cấp tính nếu ăn phải hải sản ngâm urê như cá, mực… có dư lượng urê cao. Nếu ăn thường xuyên với hàm lượng ít, urê sẽ tích tụ dần vào cơ thể gây ngộ độc mạn tính với các biểu hiện: đau đầu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận…
Nói về việc hải sản trắng tươi hơn nhờ chất javel, các chuyên gia cho rằng đây là chất tẩy có tính ôxy hóa mạnh. Trong quá trình tẩy nếu dùng javel với hàm lượng lớn, chất tẩy này đi vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào làm rối loạn trao đổi chất, khó tiêu, cơ thể già nhanh do lão hóa các tế bào, nặng có thể làm rối loạn các gen tế bào, gây ung thư…
Cách đơn giản để phát hiện hải sản ướp urê - Ảnh 2

Để tránh mua phải hải sản ngâm urê, khi chọn hải sản người mua nên kiểm tra kỹ. (Ảnh minh họa).

Nhận biết hải sản ngân urê
Để đánh lừa người tiêu dùng, trước khi đem bán, người ta đã ngâm nước, rửa thật kỹ những sản phẩm được bảo quản bằng urê. Do đó người mua không tinh ý vẫn sẽ "dính đòn". Tuy nhiên, mọi người có thể nhận biết được bằng cảm quan.
Với các loại hải sản khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là mùi ươn. Người tiêu dùng kiểm tra kỹ sẽ phát hiện dễ dàng dù chúng đã được xử lý để giảm bớt mùi.
Ngoài ra, mô thịt thường nhão, không săn chắc tự nhiên như hải sản còn tươi sống. Với cá ướp urê nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường. Tuy nhiên, độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi kỹ cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng.
Ngoài ra, sau khi rửa vài nước cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển. Tương tự, với mực, bạch tuộc, tôm… nhìn bằng mắt thì tươi nhưng sờ tay vào sẽ mềm oặt. Khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt hải sản ướp ure thường mềm, nhũn, có mùi hôi…
Để tránh mua phải hải sản ngâm hóa chất, khi chọn hải sản người mua nên kiểm tra kỹ. Nên mua đồ còn sống, bằng không cần chọn những cửa hàng có uy tín, xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Khi chế biến hải sản nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu thì không nên ăn.
Cách chọn hải sản tươi ngon
Nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín…
Chẳng hạn, cá chỉ tươi khi đang còn nhớt. Các loại cá dù thấy mang đỏ tươi, thịt chắc, mình lạnh nhưng không ướp đá hoặc ngâm trong thau nước có một ít nước đá vụn (phổ biến là mực ống và tôm) thì không nên chọn. Dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại là còn tươi. Với những loài cá có vảy, cá tươi có lớp vảy xếp chặt, sáng bóng, không bị bong tróc.
Mực nên chọn con dày mình, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu đặc trưng bên ngoài da vẫn bao quanh đều. Đầu mực vẫn còn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Với mực nang nên chọn con to, thịt có màu trắng đục; mực ống chọn con có lớp thịt màu trắng hồng, ngửi không có mùi tanh là được. Mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.
Theo nguồn: nguoiduatin.vn

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

BỨC XÚC VÌ BÃI RÁC GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG

Bức xúc vì bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hàng trăm người dân ở Ninh Bình cả tháng nay đã kéo ra đường chặn xe không cho vào đổ rác và yêu cầu di dời bãi rác đi nơi khác.

Bãi rác Thung Trâu gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc
Bãi rác Thung Trâu gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc
 Đến chiều ngày 10-12, hàng trăm người dân thôn Bản Sau, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình vẫn kéo ra đường chặn không cho xe chở rác, máy xúc vào bên trong bãi rác Thung Trâu, đóng trên địa bàn để phản đối bãi rác gây ô nhiễm.
Theo phản ánh của nhiều người dân thôn Bản Sau, từ ngày có bãi rác ở đây, cuộc sống của bà con bị đảo lộn hoàn toàn. Bác Đinh Trọng Kíp bức xúc rác tập kết về đây không được xử lý, chôn lấp ngày một nhiều. Họ đổ tràn lan khắp nơi trong thung lũng, trời nắng thì bốc mùi hôi thối, trời mưa cả thung lũng mênh mông nước nên rác nổi lềnh bềnh trôi đi khắp nơi. “Quá bức xúc, người dân chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, nhưng hơn 10 năm nay, môi trường vẫn không được thay đổi” - ông Kíp nói.
“Nói là cách xa nhưng thôn chúng tôi chỉ các bãi rác có 1 quả núi. Kể từ ngày bãi rác về đây, cứ tháng 3 đến tháng 9 trời có mưa là cả thung lũng mênh mông nước thải, có hơn 10 ha đất nông nghiệp phải bỏ hoang do nước thải ngấm vào. Mùa hè ruồi xanh nhiều vô kể, ăn cơm, đi ngủ lúc nào cũng phải mắc màn” - Anh Nguyễn Văn Lưu cho biết thêm.

Ông Đinh Trong Kíp cho biết gần 10 năm nay dân ăn không ngon, ngủ không yên vì bãi rác gây ô nhiễm
Ông Đinh Trọng Kíp cho biết gần 10 năm nay dân ăn không ngon, ngủ không yên vì bãi rác gây ô nhiễm
 Trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng nhưng không được xử lý triệt để, ngày 9-11, hàng trăm người dân ở thôn Bản Sau và một số thôn khác đã kéo ra đường chặn xe rác không cho đưa rác vào bãi. Dù xã, huyện đã cho người xuống nắm bắt tình hình, động viên người dân cho xe vào bãi rác nhưng người dân kiên quyết không cho mà yêu cầu chính quyền phải chuyển bãi rác đi nơi khác.
Có mặt tại bãi rác Thung Trâu, điều đập vào mặt chúng tôi là một thung lũng mênh mông rác. Rác được đổ khắp nơi, không phân loại và tất cả đều chưa được xử lý, trong đó còn có cả rác thải y tế.
Cũng theo người dân thì rác đưa về đây không được phân loại, đổ tràn lan. Có hôm trời mưa, rác không được đổ vào bãi mà đổ ngay ven đường. "Thi thoảng họ lại đốt rác, khói bay vào làng khét lẹt, không ngửi được". "Có mấy cái hố sâu được đào để chôn rác, nhưng không thấy họ chôn. Trâu, bò, dê của chúng tôi đi ăn không may sa xuống hố không lên được, có nhiều con đã chết" - anh Quỳnh cho hay.

Người dân kéo ra đường chặn không cho máy múc vào bãi rác chiều ngày 10-12
Người dân kéo ra đường chặn không cho máy xúc vào bãi rác chiều ngày 10-12
 Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú, chờ biết bãi rác Thùng Trâu được đưa vào hoạt động từ năm 2001, là nơi chứa rác của thị trấn huyện Nho Quan và một số xã lân cận. “Việc bãi rác gây ô nhiễm là có nhưng không đến mức như người dân phản ánh. Đây là bãi rác của huyện, mấy năm trở lại đây lượng rác nhiều và không được xử lý, chôn lấp triệt để nên đã gây ra ô nhiễm” - ông Long nói.
Cũng theo ông Long, sau khi sự việc trên xảy ra, huyện có cử người về làm việc với địa phương và tiến hành phun thuốc tiêu trùng, khử mùi bãi rác và một số hộ dân ở gần. Đồng thời sẽ cho tiến hành chôn lấp toàn bộ số rác tại đây. Tuy nhiên, khi xã, huyện cho máy xúc vào chôn lấp rác, bà con lại kéo ra chặn xe, buộc chính quyền phải đưa máy xúc trở ra.
Theo nguồn: nld.com.vn