Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

BỨC XÚC VÌ BÃI RÁC GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGHIÊM TRỌNG

Bức xúc vì bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, hàng trăm người dân ở Ninh Bình cả tháng nay đã kéo ra đường chặn xe không cho vào đổ rác và yêu cầu di dời bãi rác đi nơi khác.

Bãi rác Thung Trâu gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc
Bãi rác Thung Trâu gây ô nhiễm khiến người dân bức xúc
 Đến chiều ngày 10-12, hàng trăm người dân thôn Bản Sau, xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình vẫn kéo ra đường chặn không cho xe chở rác, máy xúc vào bên trong bãi rác Thung Trâu, đóng trên địa bàn để phản đối bãi rác gây ô nhiễm.
Theo phản ánh của nhiều người dân thôn Bản Sau, từ ngày có bãi rác ở đây, cuộc sống của bà con bị đảo lộn hoàn toàn. Bác Đinh Trọng Kíp bức xúc rác tập kết về đây không được xử lý, chôn lấp ngày một nhiều. Họ đổ tràn lan khắp nơi trong thung lũng, trời nắng thì bốc mùi hôi thối, trời mưa cả thung lũng mênh mông nước nên rác nổi lềnh bềnh trôi đi khắp nơi. “Quá bức xúc, người dân chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên, nhưng hơn 10 năm nay, môi trường vẫn không được thay đổi” - ông Kíp nói.
“Nói là cách xa nhưng thôn chúng tôi chỉ các bãi rác có 1 quả núi. Kể từ ngày bãi rác về đây, cứ tháng 3 đến tháng 9 trời có mưa là cả thung lũng mênh mông nước thải, có hơn 10 ha đất nông nghiệp phải bỏ hoang do nước thải ngấm vào. Mùa hè ruồi xanh nhiều vô kể, ăn cơm, đi ngủ lúc nào cũng phải mắc màn” - Anh Nguyễn Văn Lưu cho biết thêm.

Ông Đinh Trong Kíp cho biết gần 10 năm nay dân ăn không ngon, ngủ không yên vì bãi rác gây ô nhiễm
Ông Đinh Trọng Kíp cho biết gần 10 năm nay dân ăn không ngon, ngủ không yên vì bãi rác gây ô nhiễm
 Trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng nhưng không được xử lý triệt để, ngày 9-11, hàng trăm người dân ở thôn Bản Sau và một số thôn khác đã kéo ra đường chặn xe rác không cho đưa rác vào bãi. Dù xã, huyện đã cho người xuống nắm bắt tình hình, động viên người dân cho xe vào bãi rác nhưng người dân kiên quyết không cho mà yêu cầu chính quyền phải chuyển bãi rác đi nơi khác.
Có mặt tại bãi rác Thung Trâu, điều đập vào mặt chúng tôi là một thung lũng mênh mông rác. Rác được đổ khắp nơi, không phân loại và tất cả đều chưa được xử lý, trong đó còn có cả rác thải y tế.
Cũng theo người dân thì rác đưa về đây không được phân loại, đổ tràn lan. Có hôm trời mưa, rác không được đổ vào bãi mà đổ ngay ven đường. "Thi thoảng họ lại đốt rác, khói bay vào làng khét lẹt, không ngửi được". "Có mấy cái hố sâu được đào để chôn rác, nhưng không thấy họ chôn. Trâu, bò, dê của chúng tôi đi ăn không may sa xuống hố không lên được, có nhiều con đã chết" - anh Quỳnh cho hay.

Người dân kéo ra đường chặn không cho máy múc vào bãi rác chiều ngày 10-12
Người dân kéo ra đường chặn không cho máy xúc vào bãi rác chiều ngày 10-12
 Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND xã Kỳ Phú, chờ biết bãi rác Thùng Trâu được đưa vào hoạt động từ năm 2001, là nơi chứa rác của thị trấn huyện Nho Quan và một số xã lân cận. “Việc bãi rác gây ô nhiễm là có nhưng không đến mức như người dân phản ánh. Đây là bãi rác của huyện, mấy năm trở lại đây lượng rác nhiều và không được xử lý, chôn lấp triệt để nên đã gây ra ô nhiễm” - ông Long nói.
Cũng theo ông Long, sau khi sự việc trên xảy ra, huyện có cử người về làm việc với địa phương và tiến hành phun thuốc tiêu trùng, khử mùi bãi rác và một số hộ dân ở gần. Đồng thời sẽ cho tiến hành chôn lấp toàn bộ số rác tại đây. Tuy nhiên, khi xã, huyện cho máy xúc vào chôn lấp rác, bà con lại kéo ra chặn xe, buộc chính quyền phải đưa máy xúc trở ra.
Theo nguồn: nld.com.vn

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH THUỘC DA MỚI

I. Tổng quan về ngành thuộc da

Hiện nay, trên thị trường xuất khẩu da giày, cũng như ngành da, thì Việt Nam đang đứng một. Kim ngạch xuất khẩu ngành da dày Việt Nam đang tăng trưởng cao, trung bình hàng năm 16%. Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước thải thuộc da cũng đang làm nhức nhối các cơ quan chức năng bởi hàm lượng crom trong khi thuộc da lớn, khi thải ra sẽ làm ô nhiễm môi trường năng.
Bên cạnh đó, vì da có thể làm ra nhiều loại sản phẩm, nên khi thuộc da thì điều kiện môi trường, công nghệ, hóa chất là khác nhau. Nên không đơn giản trong việc xử lý nước thải.
Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 35 doanh nghiệp hoạt động, cung cấp khoảng 40% nhu cầu trong nước. Con số này đang ngày càng được tăng lên, tuy nhiên vấn đề làm đau đầu các chuyên gia chính là việc xử lý nước thải ngành thuộc da.
Thế nhưng việc xử lý nước thải ngành thuộc da không được các doanh nghiệp hưởng ứng nhiệt tình, cũng như tuân theo, bởi chi phí xử lý nước thải ngành thuộc da là rất cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các cơ quan chức năng, đặc biệt là công an môi trường đang gắt gao trong việc bắt các doanh nghiệp xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Để hiểu rõ hơn vì sao, việc xử lý nước thải thuộc da rất tốn kém ta có thể tìm hiểu công nghệ sản xuất nghành thuộc da như thế nào.

II. Nguồn thải, đặc điểm nước thải nghành thuộc da

Quy trình công nghệ sản xuất ngành thuộc da:

Xy ly nuoc thai nganh thuoc da4  Công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da mới 2014
Quy trình sản xuất ngành thuộc da
Đa số các công đoạn trong công nghệ thuộc da đều là quá trình ướt, có nghĩa là có sử dụng nước. Định mức tiêu thụ nước khoảng 30 – 70m3 cho 1 tấn da nguyên liệu. Lượng nước thải thường xấp xỉ lượng nước tiêu thụ, như vậy lượng nước thải ra là rất nhiều. Ngoài ra, ở mỗi công đoạn đều sử dụng các hóa chất riêng, vì vậy nước thải ra có nồng độ ô nhiễm cao, độc hại cho môi trường.
Nhìn chung, nước thải thuộc da chứa hàm lượng ô nhiễm cao, độ màu, lượng cặn, BOD, COD lớn, trong nước thải có lượng lớn thành phần hữu cơ bắt nguồn từ nguyên liệu da động vật, đó là da, lông, thịt, protein, lipid, dầu mỡ, các chất hữu cơ, dễ, khó phân hủy sinh học. Ngoài ra trong nước thải có chứa nhiều hóa chất vô cơ sử dụng trong các quá trình, như ion cr6+, các chất tẩy, axit, bazo.
Nước thải thuộc da nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm nồng độ oxi trong nước, ảnh hưởng tới môi trường thủy sinh xung quanh, lượng cặn gồm các thành phần như lông, thịt, vôi làm nước bị bẩn đục, các chất vô cơ trong nước thải có thể tạo thành các muối, làm tăng độ mặn, độ cứng, áp suất thẩm thấu, ảnh hưởng tới thủy sinh. Nhất thiết phải xử lý nước thải thuộc da trước khi xả ra môi trường.

III. Công nghệ xử lý nước thải nghành thuộc da

Dựa vào tính chất thành nước thải công tymôi trường Minh Việt đã áp dụng công nghệ xử lý sau công nghệ xử lý như sau:xu ly nuoc thai nganh thuoc da  Công nghệ xử lý nước thải ngành thuộc da mới 2014


Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải thuộc da

Nước thải từ nhà máy sản xuất thuộc da gồm nước thải từ các công đoạn khác nhau. Trong đó, ở các công đoạn thuộc, trong thành phần nước thải chứa ion Cr6+. Nồng độ ion crom trong nước thải ở các công đoạn này là rất lớn, khó có thể xử lý bằng các phương pháp sinh học cũng như cơ học, vì vậy trước khi xử lý chung cùng với dòng nước thải ở công đoạn khác ta phải xử lý riêng trước.
Qúa trình khử crom 6+
Nước thải từ các công đoạn có chứa crom được chảy về bể gom, trước và sau bể gom ta đặt song chắn rác thô và sông chắn rác tinh nhằm loại căn có kích thước lớn và lớn hơn 5mm. Trong bể phản ứng ta sử dụng Natrisunfua làm tác nhân phản ứng theo phương trình sau:
Cr2O72- + 3S2- + 14H+ —-> 2Cr3+ + 3S0 + 7H2O
Dựa vào phản ứng, việc duy trì ion H+ là rất quan trọng, pH đảm bảo cho quá trình xảy ra là từ 2 – 4, vì vậy ta cần phải điều chỉnh pH thích hợp và phải điều chỉnh thêm H2SO4 vào, sau khi hình thành ion Cr3+ sẽ hình thành kết tủa:
Cr3+ + OH- —> Cr(OH)3
pH cho quá trình này là từ 7-9 nên ta phải thêm kiềm NaOH vào bể. Trong bể phản ứng có lắp đặt cánh khuấy nhằm trộn đều nước thải. Từ bể phản ứng, nước tải chảy qua bể lắng để tách các cặn lắng. Sau đó, nước thải chứa ion cr3+ chảy sang bể điều hòa , xử lý chung cùng nước thải ở các công đoạn khác.

Qúa trình xử lý nước thải

Nước thải ở các công đoạn khác không chứa nhiều ion Cr6+, được tách riêng đến bể gom khác, trước và sau bể gom ta cũng đặt song chắn rác thô và song chắn rác tinh để loại bỏ rác cặn, đảm bảo an toàn cho các công trình thiết bị sau. Từ bể gom, nước thải bơm lên song chắn rác tinh rồi chảy xuống bể vớt tuyển nổi.
Nguyên liệu cho quá trình sản xuất này là da của các động vật, chứa nhiều chất béo, mỡ, ngoài ra lượng dầu mỡ từ việc lau chùi vệ sinh các thiết bị cũng rất lớn. Trước khi vào các công đoạn tiếp theo ta cần giảm lượng dầu mỡ có trong nước thải. Trong bể tuyển nổi, dưới tác dụng của bọt khí li ti, các chất nhẹ hơn nước như dầu mỡ sẽ nổi lên mặt nước, khi đó các chất này sẽ được thu gom bằng thiết bị thu cặn, đặt trên mặt bể. Sau khi tách dầu mỡ nước thải chảy về bể điều hòa, cùng với dòng nước thải chứa ion cr3+ trộn chung.
Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải, trong bể có lắp đặt hệ thống phân phối khí nhằm trộn đều nước thải, tránh quá trình phân hủy kị khí, đồng thời xử lý một phần các chất dễ phân hủy sinh học. Từ bể điều hòa nước thải được bơm sang bể keo tụ tạo bông. Đây là quá trình xử lý hóa lý, hóa chất phèn nhôm được thêm vào bể nhằm tạo phản ứng keo tụ, liên kết các chất bẩn trong nước tạo thành bông cặn theo phản ứng keo tụ. Từ ngăn phản ứng, nước thải chảy đến ngăn tạo bông, ngăn này có mục đích để các bông cặn mới tạo thành từ phản ứng keo tụ có thể tạo thành các bông có kích thước lớn hơn nhờ hóa chất polymer và để có có thể lắng xuống dưới.
Sau khi tạo thành các bông bùn, nước thải được dẫn qua bể lắng để tách lượng bùn mới hình thành. Bùn sẽ lắng xuống đáy và được dẫn ra bể nén bùn. Nước thải trên bề mặt sẽ được bơm qua bể xử lý sinh học kỵ khí UASB.
Bể UASB ứng dụng quá trình lên men kỵ khí được sử dụng hiệu quả trong trường hợp lượng chất bẩn hữu cơ lớn, BOD,COD >= 2000mg/l. Trong điều kiện kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành metan và CO2 và các chất hữu cơ đơn giản khác theo phương trình phản ứng sau:
CHC + VSVkỵ khí —> CH4 + CO2 + chất hựu cơ đơn giản + khí khác ….
Bể UASB xử lý hữu cơ, giúp làm giảm lượng BOD, COD, hiệu suất từ 60 – 80%. Sau khi xử lý kỵ khí, nước thải tiếp tục được dẫn qua bể Aerotank để xử lý hiếu khí. Bể Aerotank ứng dụng quá trình sinh học hiếu khí bùn hoạt tính lơ lửng. Trong điều kiện hiếu khí, do hệ thống dẫn khí sục liên tục, các vi sinh vật hiếu khí có trong bùn hoạt tính sử dụng các chất hữu cơ làm thức ăn, để sinh trưởng , phát triển tạo thành sinh khối mới, xử lý lượng BOD, COD trong nước thải. Sau khi tạo thành sinh khối mới, nước thải chảy qua bể lắng để tách bùn và nước. Trong bể lắng, bùn thải lắng xuống đáy bể rồi chảy tới bể nén bùn.
Nước thải sau 2 quá trính sinh học làm sạch hữu cơ tiếp tục được lọc qua hệ thống lọc áp lực. bể lọc gồm nhiều tầng vật liệu lọc giúp giữ lại các cặn còn lại trong nước thải , đảm bảo chất lượng nước sạch. Sau quá trình lọc, nước thải chảy về bể khử trùng. Hóa chất chlorine được thêm vào để khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng có trong nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường.
Ưu điểm của công nghệ đề xuất:
Công nghệ xử lý nước thải nghành thuộc da của công ty môi trường Minh Việt thiết kế có nhiều ưu điểm nổi bậc sau:
  • Đầu ra nước thải ổn định và luôn đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Chi phí đầu tư hợp lý.
  • Tốn không nhiều diện tích.
  • Vận hành đơn giản.
  • Lượng hóa chất tối ưu.
Rất mong được hợp tác với quý khách hàng để bảo vệ môi trường thiên nhiên

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Ô NHIỄM LÀNG NGHỀ BỐC MÙI NỒNG NẶC

Hơn chục năm nay, nghề thủ công mỹ nghệ tre, nứa ghép đã giúp hàng nghìn hộ dân sống trên địa bàn xã Yên Tiến, Ý Yên (Nam Định) giàu lên nhanh chóng, nhưng cũng từng ấy năm trôi qua môi trường nơi đây đã bị huỷ hoại ghê gớm.


Đến xã Yên Tiến bất cứ lúc nào đều cảm nhận một mùi tanh nồng, hôi thối. Tất cả các ao, hồ, kênh, mương đều được các hộ dân trong làng nghề trưng dụng để ngâm tre, nứa. Màu đen đặc quánh là đặc trưng dễ thấy nhất trên nguồn nước mặt của toàn xã.
Bà Lê Thị Tươi, trú tại thôn Bắc Sơn nói: Chúng tôi không làm nghề nhưng quanh năm phải ngửi mùi hôi thối của nước ngâm tre nứa bốc lên! Sợ nhất là mùa hè, nắng to thì mùi xộc vào nhà, bê bát cơm lên phải bỏ xuống, không thể nào nuốt vào được. Mưa to thì nước đen, đặc quánh tràn lên, cứ dính vài giọt là viêm, ngứa cả tháng!
Ở thôn Văn Tiến gần đó, ông Ngô Văn Minh lo lắng nói: Có quét điện, thậm chí gạn sạch ao hồ ở khắp xã này cũng đố ai bắt được con tôm, con cá nào. Cả chục năm nay ngâm tre, ngâm nứa làm gì có sinh vật nào sống được. Đến nước ngầm cũng còn có màu đen, lọc kiểu gì cũng vẫn bốc mùi khó chịu.
Do nghề thủ công mỹ nghệ tre, nứa ghép thời gian qua phát triển mạnh nên hầu hết người dân của 19 thôn ở Yên Tiến đều tham gia làm nghề. Dù năm 2010, 2011 thị trường nhập khẩu mặt hàng này suy giảm nhưng hiện nay xã vẫn có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tre, nứa ghép sang thị trường Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, EU. Trong tổng số gần 3.200 hộ dân với trên 13 nghìn nhân khẩu của Yên Tiến đang có trên 2000 hộ tham gia làm nghề thường xuyên, số còn lại cũng làm nghề theo mùa vụ. Không thể phủ nhận nghề thủ công mỹ nghệ tre, nứa ghép đã đưa Yên Tiến trở thành một trong những xã có thu nhập, mức sống dẫn đầu toàn huyện Ý Yên.
Tuy nhiên, nghề tre, nứa ghép đang huỷ hoại môi trường trầm trọng do công đoạn xử lý ngâm nguyên liệu tre, nứa trước khi đưa vào sản xuất. Bình quân mỗi ngày tại Yên Tiến sử dụng từ 150 đến 200 tấn tre, nứa. Mỗi năm toàn xã sử dụng khoảng 70.000 tấn tre, nứa nguyên liệu. Để sản xuất ra thành phẩm, số lượng nguyên liệu này đều phải được xử lý thô bằng công đoạn ngâm trong nước từ 2 đến 3 tháng. Do số lượng nguyên liệu quá lớn nên toàn bộ những điểm có mặt nước của xã đều được người dân tận dụng để ngâm tre, nứa.
Bà Ngô Thị Thu ở thôn Đông Hưng cho biết: Hai con kênh tưới tiêu chính trong xã là kênh S40 và kênh S48 đi qua gần 10 thôn quanh năm đều có tre, nứa ngâm kín dòng chảy, ở Yên Tiến chỉ trừ giếng làng là chưa bị sử dụng để ngâm tre nứa.
Ông Ngô Văn Ba, một hộ làm nghề ở thôn Đồng Tiến cho biết: Vào trước đợt cao điểm xuất hàng, các hộ xếp lượt để được lấy phần mặt nước ngâm nguyên liệu, nhiều kênh tiêu phụ bị cạy nắp bê-tông để thả tre, nứa xuống ngâm. Năm này qua năm khác, tất cả các vùng mặt nước của xã Yên Tiến dần chuyển màu đen kịt, đặc quánh, bốc mùi hôi thối nồng nặc khắp toàn xã. Đo đạc của Sở tài nguyên và môi trường gần đây cho thấy: Tại các ao, hồ, kênh ở Yên Tiến chỉ số độc hại như BOD, COD, SS… đều vượt từ 5 đến 25 lần mức độ cho phép.
Hiện nay, do không có biện pháp xử lý, ngăn chặn nào nên khẳng định mức độ ô nhiễm còn cao hơn nhiều lần. Kết luận khoa học khẳng định nguồn nước mặt tại Yên Tiến không thể sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác, kể cả tưới tiêu nông nghiệp. Chưa hết, do thời gian kéo dài, ô nhiễm đã ngấm từ ao, hồ xuống nước ngầm. Tất cả các giếng đào, giếng khoan, nguồn nước ngầm của Yên Tiến cũng đều có màu sẫm, vẩn và có mùi vị lạ. Biết vậy nhưng vẫn phải dùng vì đến nay mới chỉ có nửa xã miền trên được tiếp nhận nguồn nước máy từ Nhà máy nước Ý Yên. Nửa xã miền dưới vẫn phải dùng nước nước mưa, nước giếng lọc để sinh hoạt. Đến kỳ hội làng mỗi năm có tục lệ rước nước, các thôn đều phải lên giếng làng xin nước về rước vì không tìm đâu ra chỗ nào còn nước sạch.
Vài năm gần đây, do thị trường xuất khẩu khó khăn hơn, một số hộ trong xã chuyển hướng sang sản xuất đồ thờ. Môi trường làng nghề Yên Tiến lại tiếp nhận thêm một tác nhân gây ô nhiễm từ sơn PU với chất dung môi Acetol gây bệnh trực tiếp cho đường hô hấp. Năm 2005, không ít người dân Yên Tiến khấp khởi mừng thầm khi nghe tin UBND xã sẽ triển khai dự án trị giá trên 4,5 tỷ đồng về xây dựng khu vực ngâm tre nứa tập trung và triển khai các biện pháp xử lý nguồn nước ngâm tre nứa. Tuy nhiên, dự án này vẫn ở trên giấy vì theo ông Ngô Văn Hùng, cán bộ địa chính-môi trường của xã: Dự án không thực hiện được do không có đủ quỹ đất công ngâm tre nứa lên tới 50ha, bằng hơn 5% tổng quỹ đất toàn xã. Bên cạnh đó, kinh phí xử lý ô nhiễm nguồn nước bằng công nghệ quá cao, đội giá nguyên liệu đầu vào tăng gần 30% nên giải pháp xử lý ô nhiễm từ các hộ, cơ sở sản xuất cũng thất bại.
Ông Bùi Sỹ Đăng, trạm trưởng trạm Y tế xã Yên Tiến cho hay: Tác động ô nhiễm môi trường ở địa phương ngày càng đáng lo ngại. Tỷ lệ các bệnh về bênh phổi, ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh mắt đang cao. Năm 2011, tỷ lệ mắt hột hoạt tính trong học sinh là 1,28%. Đặc biệt, chỉ số ung thư tăng cao, riêng năm 2011 có tới 11 người chết do ưng thư! Cùng với bệnh tật, nguồn nước của các kênh tưới tiêu bị ô nhiễm đang gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Thậm chí, người dân của xã lân cận như Yên Ninh, Yên Bằng, Yên Quan cũng phản ánh ô nhiễm kênh S40, S48 đang gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các xã này.
Làng nghề phát triển đã đưa thu nhập của người dân Yên Tiến ngày càng khấm khá hơn, nhưng môi trường ô nhiễm nặng nề không đưa chất lượng cuộc sống của người dân lên cao. Không chỉ đe dọa sức khỏe, sinh mạng của người dân, ô nhiễm môi trường còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai ở xã Yên Tiến. Vì vậy, dù khó đến đâu cũng phải có giải pháp xử lý cho một định hướng phát triển làng nghề truyền thống.
Theo báo nhân dân

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

TÁI CHẾ KIM LOẠI VÀ CAO SU NGÙN NGỤT PHUN KHÓI ĐẦU ĐỘC NGƯỜI

Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11 và đầu tháng 12-2014, lúc nào chúng tôi đến nơi cũng thấy những cột khói đen ngòm từ những cơ sở tái chế kim loại và cao su ngùn ngụt phun lên trời ngay phía sau KCN Tân Phú Trung (huyện Củ Chi, TP.HCM). Những cột khói này cùng chất thải của các cơ sở đầu độc cả vùng xung quanh…
Khói và mùi hôi nồng nặc
“Ngày thì khói đen mù trời, tối thì mùi hôi nồng nặc; tiếng lửa khò, tiếng nổ chát tai từ trong cơ sở phát ra nghe rất dễ sợ” - một người dân (xin giấu tên), sống gần cơ sở tái chế kim loại thuộc địa bàn ấp Bến Đò 1, xã Tân Phú Trung (Củ Chi), nói.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trước cổng cơ sở tái chế kim loại có ghi tấm biển: Công ty TNHH TMDV Lư Cẩm. Song do cơ sở này luôn đóng kín cổng nên rất ít người dân địa phương biết được cơ sở này sản xuất thứ gì.
Sau nhiều ngày tiếp cận và ghi hình, chúng tôi biết được bên trong cơ sở này có rất nhiều vỏ lon kim loại. Chúng được cho vào lò để nấu chảy và tái chế thành những sản phẩm như van khóa nước…
1. Cơ sở nấu dầu từ vỏ xe xả khói đen mù mịt suốt ngày đêm. Ảnh: T.TH

2. Xỉ tro từ cơ sở nấu cao su đổ tràn lan ra đất. Ảnh: T.TH

3. Cơ sở tái chế kim loại thải khói độc ra môi trường.  Ảnh: T.TH
Cách cơ sở nấu kim loại khoảng hơn 1 km là một cơ sở nấu dầu từ cao su phế thải với quy mô lớn, ẩn sau những lùm cây rậm cũng hoạt động suốt ngày đêm. Cứ mỗi khi công nhân nhóm lò là mùi khét và khói đen tỏa ra cả một vùng trời. “May mà cơ sở này xa khu dân cư, nếu không chắc không ai chịu nổi” - một thanh niên câu cá ở kênh Tham Lương gần cơ sở nấu cao su nói xong đã thu cần câu bỏ đivì chịu không nổi mùi khét lẹt đang xộc ra từ cơ sở này.
Chúng tôi vào gần khu vực sản xuất và nhận thấy có rất nhiều xe tải chở đế giày dép cao su đưa về đây để nấu thành dầu (loại dầu FO). Xỉ than đen đổ tràn trong khuôn viên nhà máy. Cơ sở này không ghi biển hiệu bên ngoài nên người dân địa phương không thể biết ở đây sản xuất gì.
Tiếp cận với công nhân, chúng tôi biết thông tin chủ cơ sở đã hoạt động nhiều năm nay…
Ban quản lý khu chế xuất chưa nắm!
Chúng tôi gọi điện thoại cho người chủ cơ sở tái chế cao su, đặt vấn đề cung cấp vỏ xe cũ. Khi chúng tôi lo ngại cơ sở hoạt động không phép, nếu bị xử lý sẽ không làm việc lâu dài…, người này trấn an chúng tôi: “Chuyện đó tôi lo được. Tôi đã làm ở đây nhiều năm rồi, chú cứ yên tâm”.
Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thị Kim Oanh, Phó Chánh Thanh tra Sở TN&MT, nói do cơ sở nấu dầu từ cao su không có tên và địa chỉ cụ thể nên chưa thể trả lời ngay đơn vị này có giấy phép hoạt động hay không. Đối với Công ty Lư Cẩm, Thanh tra Sở sẽ liên hệ với địa phương hoặc Ban Quản lý KCX-KCN TP (Hepza) để nắm thêm thông tin. “Chúng tôi sẽ kiểm tra cả hai cơ sở và sẽ cung cấp thông tin cụ thể về sau” - bà Oanh cho biết thêm.
Theo ông Phạm Thanh Trực, Trưởng phòng Quản lý môi trường Hepza, Công ty Lư Cẩm nằm trong phần đất của KCN Tân Phú Trung. “Lúc trước tại địa điểm này có tổ chức tái chế nhớt gây ô nhiễm, đã bị cảnh sát môi trường xử lý. Còn chuyện tái chế kim loại chúng tôi chưa nắm cụ thể” - ông Trực nói.
Qua hình ảnh chúng tôi cung cấp, một cán bộ thanh tra Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT nhận định với những cột khói đen phun lên trời suốt ngày thì mức độ gây ô nhiễm là rất lớn. “Khói bụi mù trời như thế, đáng lẽ ra những đơn vị quản lý môi trường phải thấy và xử lý ngay” - vị này nói thêm.
Theo nguồn: plo.vn

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Ô nhiễm mùi hôi "tra tấn" khu dân cư

Nhiều cơ sở sản xuất, nhà hàng… gây ra mùi khó chịu “tra tấn” khu dân cư. Tuy nhiên, có nơi chính quyền đo đạc mùi để làm cơ sở xử lý, có nơi không.Nhiều người dân tại hẻm 168 đường Chiến Lược, phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân (TP.HCM) phản ánh: Có một cơ sở tái chế dây đồng trên địa bàn gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng sức khỏe của người dân xung quanh.
Đứng nửa giờ đã không chịu nổi
Chị T. ở hẻm trên cho biết: “Nhà chúng tôi lúc nào cũng đóng chặt cửa vì mùi khó chịu phát ra từ cơ sở này. Những ngày trời không mưa còn đỡ chứ khi mưa xuống khói bay là là dưới thấp thì “bi đát” vô cùng. Do khói không thoát lên cao được nên tỏa mùi nồng nặc, ở trong nhà mà ai cũng ho sặc sụa”.
Theo ghi nhận của PV, cơ sở này kéo men dây đồng, hằng ngày sản xuất từ sáng sớm đến tận khuya. Ngoài việc gây ồn ào, cơ sở còn thải mùi khó chịu. Đứng quan sát chỉ khoảng nửa giờ đồng hồ mà chúng tôi đã không thể thở được vì mùi hắc ra từ cơ sở này.
Cũng trên địa bàn quận Bình Tân, một cơ sở ép đế nhựa giày, dép ở hương lộ 2 (phường Bình Trị Đông A) gây mùi hôi và còn thải hóa chất ra ngoài môi trường.
Nhiều bà con ở hẻm 307 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 1, quận Tân Bình (TP.HCM) đang bị “đầu độc” bởi mùi của thức ăn. Ở đầu hẻm này có nhà hàng chuyên bán thức ăn cho người nước ngoài và thường xuyên làm phát tán loại mùi đặc trưng. Mỗi lần nhà hàng nấu nướng, cả hẻm phải chịu đựng mùi hăng hắc.
Ông Trần Thanh Tường (nhà kế bên) khổ sở trình bày với PV: “Tôi ở gần nên hứng mùi hôi nhiều nhất và đã hơn một năm nay! Thậm chí tôi phải bỏ tiền để mua tấm nhựa che chắn bớt phần bếp của nhà hàng tiếp giáp với nhà tôi. Mỗi buổi trưa, khi nhà hàng bắt đầu nấu nướng đãi khách thì nhà tôi lại bị “tra tấn” vì mùi cay… xộc thẳng vào mũi gây khó chịu vô cùng. Tôi phải chuyển đi nơi khác ở và treo bảng cho thuê nhà. Nhưng khi khách đến coi nhà vào buổi trưa thì họ lắc đầu không thuê vì không chịu nổi mùi”.
Nơi đo xử lý, nơi không
Trong vụ cơ sở làm dây đồng gây ô nhiễm mùi, ông Nguyễn Hồng Xuân, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông (quận Bình Tân), cho biết: “Sau khi nghe tổ dân phố phản ánh về vụ việc, phường đã thuê Công ty TNHH Đo đạc và Phân tích Môi trường Phương Nam xuống đo nồng bụi, hơi khí và độ ồn tại cơ sở này. Tất cả đều không vượt quá quy định. Đến ngày 20-12, phường đã kết hợp với Phòng TN&MT quận kiểm tra, lập biên bản, ra quyết định xử phạt cơ sở về hai vi phạm: Không có đề án bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định; sản xuất thải mùi hôi khó chịu vào môi trường. UBND phường đã yêu cầu chủ cơ sở trong vòng 20 ngày nếu không khắc phục thì phường sẽ kiến nghị UBND quận ra quyết định cưỡng chế buộc ngưng hoạt động”.
Đại diện UBND phường Bình Trị Đông A cũng cho biết phường đã xuống kiểm tra cơ sở ép đế nhựa giày, dép nhưng mùi không vượt chuẩn và lâu lâu mới có.
Ngược với quận Bình Tân, quận Tân Bình lại không tổ chức đo đạc mùi để làm cơ sở xử lý. Trong vụ nhà hàng nấu đồ ăn ngoại, quận ghi nhận nhà hàng chưa có đề án bảo vệ môi trường, chưa có biện pháp thu gom và xử lý mùi, khí thải trong khi chế biến thức ăn… Sau khi Phòng TN&MT quận buộc khắc phục những tồn tại này, nhà hàng đã đưa ống khói lên cao. Tuy nhiên, các bên vẫn còn “tranh chấp” về tình trạng ô nhiễm mùi. Cả hai đều yêu cầu đo mùi hôi để đâu đó rõ ràng nhưng Phòng TN&MT quận này không đo.
Theo nguồn: plo.vn

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

THIỆT MẠNG VÌ ĂN GIÁ ĐỖ NHIỄM KHUẨN

Theo Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ, hai người đã thiệt mạng và ba người khác đã nhập viện sau khi ăn giá đỗ nhiễm khuẩn Listeria nguy hiểm.

  
Giá đỗ nhiễm khuẩn Listeria rất nguy hiểm với sức khỏe. Ảnh minh họa
Theo tin tức trên trang Food Safety News, sản phẩm giá đỗ được sản xuất bởi công ty Wholesome Soy Products of Chicago (Mỹ) đã bị thu hồi toàn bộ do phát hiện ổ vi khuẩn Listeria nguy hiểm. Theo thông báo từ Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), giá đỗ đã bị nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes.
Vi khuẩn Listeria monocytogenes là vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm. Tuy tỷ lệ mắc bệnh không cao (khoảng 0,7 ca/100.000 người) nhưng tỷ lệ tử vong lại rất cao, có thể tới 20 - 30%, đặc biệt ở phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người già và những người suy giảm miễn dịch.

Bệnh do vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra được gọi tên là Listeriosis, một bệnh truyền nhiễm lây theo đường ăn uống. Vi khuẩn Listeria monocytogenes thường gây ra nhiễm trùng não và tủy sống dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.
Thanh tra của FDA đã từng kiểm tra các cơ sở sản xuất của công ty Wholesome Soy Products of Chicago trong tháng 8. Các nhà điều tra cho biết công ty này đã bi phạm 12 vấn đề vệ sinh ATTP. FDA còn xác định được 25 mẫu xét nghiệm nhiễm khuẩn Listeria trong quá trình thử nghiệm môi trường xung quanh cơ sở sản xuất giá đỗ.
Công ty Wholesome Soy Products of Chicago đã phải đóng cửa cơ sở sản xuất từ 28/8-15/ 9. Trong thời gian công ty này đón cửa, FDA đã không phát hiện bất cứ sản phẩm giá đỗ nhiễm khuẩn nào.
FDA tiếp tục thanh tra cơ sở sản xuất giá đỗ của Chicago (Mỹ) khi công ty này hoạt động trở lại vào tháng 10. Ttuy nhiên, thanh tra đã tìm thấy 9 mẫu xét nghiệm nhiễm Listeria nghiêm trọng và thêm 12 vi phạm vệ sinh ATTP.
FDA đang làm việc với công ty Wholesome Soy Products of Chicago để đảm bảo họ không sản xuất gíađỗ nhiễm khuẩn cho đến khi họ có bằng chứng chứng minh rằng các sản phẩm không nhiễm khuẩn Listeria. Cơ quan Y tế công cộng cũng đang làm việc để ra lệnh cấm tất cả các sản phẩm giá đỗ từ công ty này.
Theo nguồn: tinnhanhmoitruong.vn

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

CÁCH KHỬ MÙI HÔI, LÀM SẠCH NHÀ BẢO VỆ SỨC KHỎE

Lau sàn nhà mỗi ngày, mở cửa sổ phòng vệ sinh, khử mùi hôi bồn rửa bát, cọ vết ố vàng bồn rửa mặt... là những lưu ý quan trọng khi dọn dẹp nhà cửa.
Không chỉ phá tan nơi trú ẩn của vi khuẩn gây bệnh, nhà trắng sạch và có mùi hương dễ chịu còn tạo cảm giác thư thái khi bạn nghỉ ngơi. Chị em nên giữ không gian sống thoáng đãng, sạch khuẩn bằng những cách dưới đây.

Giữ phòng vệ sinh thông thoáng

Môi trường ẩm thấp trong nhà vệ sinh tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu không dọn dẹp thường xuyên, các tác nhân gây bệnh tả, thương hàn, da liễu... có thể lây lan nhanh chóng.

Để ngăn chặn sự tích tụ của vi khuẩn, bạn nên thường xuyên cọ rửa nhà vệ sinh, đặc biệt là bồn cầu, nắp cống thoát nước, cần gạt... Ngoài ra, nên bật quạt hút mùi nhiều lần trong ngày và mở cửa sổ phòng vệ sinh khi không sử dụng.

Lau sàn nhà mỗi ngày

Sàn nhà đầy những vết bánh xe, bụi bẩn của chân người, lông thú cưng, thức ăn rơi vãi... Song, đây cũng là nơi trẻ bò, trườn hay chơi đùa mỗi ngày. 

Các mẹ cần lau nhà thường xuyên để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho bé. Nên sử dụng dung dịch nước tẩy rửa diệt khuẩn uy tín, đảm bảo an toàn sức khỏe và có mùi hương dễ chịu.

Khử mùi hôi ở bồn rửa bát

Đường ống thoát nước và giỏ đựng cặn thức ăn trong bồn rửa bát thường đọng mùi khó chịu. Vì vậy, chị em nên trút rác trong giỏ sau mỗi lần rửa thực phẩm và bát đĩa. Hạn chế trút dầu, mỡ chiên thừa xuống bồn rửa bát để tránh làm tắc đường ống.

Một mẹo hay giúp chị em khử mùi hôi của bồn rửa là đổ hỗn hợp nước cốt chanh với nước nóng, bột baking soda vào miệng ống thoát nước. Sau khi chờ 5 phút thì xả lại bằng nước sạch. 

Cọ bồn rửa mặt

Bồn rửa mặt ố vàng thường gây ra các bệnh về mắt, mũi hoặc mụn trứng cá trên da mặt. Với hỗn hợp 2 muỗng baking soda hoà cùng một chén nước, nửa chén dấm và chút nước rửa chén, bạn có thể lau rửa các loại mốc, vết bẩn bám quanh bồn rửa mặt. Cách làm này cũng khiến bồn rửa mặt bóng, sáng hơn.

Lau chùi phòng bếp

Thức ăn vụn, dầu chiên thừa, nước canh trào ra ngoài... thường vương vãi trên bếp gas. Đây là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và bám vào thực phẩm đã chế biến. 

Chị em nên bật máy hút mùi trong khi nấu và lau chùi bếp gas ngay sau khi đứng bếp. Các vị trí cần lưu ý làm sạch là kiềng, mặt kính, gầm dưới và tường đá hoa phía sau bếp. 
Theo  nguồn: moitruong.com.vn